Máy xay
sinh tố là thiết bị gia dụng rất quen thuộc trong căn bếp hiện đại ngày nay.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu không lưu ý bạn sẽ rất dễ mắc phải những
sai lầm khiến máy xay nhanh bị hư hỏng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để
xem mình có mắc những sai lầm đó không nhé.
1. Không rửa máy ngay sau khi dùng
Sau khi
xay ép các loại thực phẩm xong, một số người có thói quen không rửa máy ngay mà
bỏ lại để rửa cùng với bát đũa. Thói quen này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi
cho các vi khuẩn có hại phát sinh đồng thời khiến cho thực phẩm còn thừa bám
chặt hơn vào cối xay khiến việc vệ sinh trở lên khó khăn hơn. Vì vậy, tốt nhất
hãy rửa máy ngay sau khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
2. Không rút ổ cắm điện sau khi dùng
Nhiều khi
xay xong thực phẩm nhưng do quá bận rộn hoặc do đãng trí nên bạn quên không
ngắt nguồn điện ở máy xay. Một số trường hợp do vô tình mà nhấn phải nút khởi
động gây vỡ máy hoặc lưỡi dao của máy hoạt động rất nguy hiểm cho những người
xung quanh. Lời khuyên dành cho bạn là ngay sau khi xay thực phẩm xong hãy ngắt
nguồn điện để tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra
3. Không kiểm tra trước khi bật máy
Đây cũng
là một sai lầm mà rất nhiều các bà nội trợ mắc phải. Việc chủ quan không kiểm
tra các bộ phận đã lắp chính xác, trùng khớp hay chưa trước khi dùng dễ làm cho
máy bị vỡ vỏ nhựa, mòn bánh răng giữa thân máy, cối máy xay không hoạt động
hoặc cháy máy, chập điện.
Máy xay sinh tố đa năng Sooxto |
4. Sử dụng máy liên tục
Hầu hết
các máy xay sinh tố thường thiết kế các nút trộn tự động. Do đó chỉ cần nhấn
mút này từ 5 đến 7 lần để thực phẩm trộn đều sau đó tăng tốc độ xay từ nhỏ đến
lớn. Nếu cần xay nhiều thực phẩm nên dùng máy khoảng 1 phút sau đó cho máy nghỉ
2 phút rồi mới xay tiếp. Nhấn nút quá lâu dễ khiến máy bị quá tải, cháy mô tơ
5. Xay nhiều nguyên liệu cùng lúc
Đây là một
cách làm sai lầm vì máy xay sinh tố không thể xay đều các nguyên liệu có độ
cứng khác nhau một lúc được. Ngoài ra, việc này còn dễ khiến lưỡi dao bị mẻ,
hỏng hóc,… Tốt nhất hãy cắt nhỏ các nguyên liệu và xay lần lượt theo thứ tự đồ
cứng xay trước, đồ mềm hơn xay sau.
6. Xay chung thực phẩm sống và chín
Việc xay
lẫn thực phẩm sống và chín vừa mất vệ sinh, vừa khiến người ăn vào có nguy cơ
bị nhiễm khuẩn chéo, nhất là khi chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ. Vì vậy hãy xay
riêng đồ sống và chín bạn nhé.
7. Quá lạm dụng máy xay đa năng
Máy xay
sinh tố đa năng thường có nhiều lưỡi dao khác nhau phù hợp với từng loại thực
phẩm nhất định. Nếu lạm dụng máy xay đa năng để xay nhiều loại thực phẩm sẽ ảnh
hưởng đến độ bền của máy. Chẳng hạn nếu dùng máy xay khô để xay cua sẽ khiến
cho cối nhựa dễ bị trầy xước và lưỡi dao bị mẻ.
8. Lượng chất lỏng không hợp lý
Lượng chất
lỏng ảnh hưởng trực tiếp đến độ mềm mịn và hương vị của thực phẩm. Nếu cho quá
ít sẽ khiến hỗn hợp không được mịn, quá nhiều thì khiến hỗn hợp bị loãng. Vì
thế cần tính toán lượng chất lỏng sao cho hợp lý.
9. Vệ sinh không đúng cách
Các vệ
sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của máy. Rửa cối xay dưới vòi nước để
làm sạch các thực phẩm còn bám dính. Sau đó lấy miếng giẻ sạch lau khô rồi hong
chỗ thoáng mát. Sử dụng các chất tẩy rửa có tình ăn mòn hoặc rửa xong không lau
khô máy ngay sẽ khiến máy có mùi khó chịu, nhanh bị hỏng hóc.
Trên đây
là 9 lỗi phổ biến khi dùng máy xay sinh tố mà chị em thường mắc phải. Chị em
hãy lưu ý để luôn chế biến được những món ăn tươi ngon mà không ảnh hưởng đến
độ bền của máy nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét