Nồi áp
suất điện có nhiều chế độ nấu nướng đa dạng như hầm thịt, ninh xương, nấu cháo,
nấu súp, làm bánh,… giúp cho công việc nấu nướng của các bà nội trợ trở lên dễ
dàng hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu thêm về các chức năng nấu nướng của nồi áp
suất điện tử ở dưới đây.
Nồi áp suất điện đa năng có những chế độ nấu nướng nào?
1. Nấu cơm
Nồi áp suất điện giúp nấu cơm thơm và dẻo |
Dùng nồi
áp suất điện để nấu cơm giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian nấu nướng mà
cơm sau khi nấu xong lại rất thơm và dẻo. Phần lớn các nồi áp suất điện có lõi
làm từ hợp kim nhôm phủ chống dính nên khả năng hấp thụ nhiệt nhanh, khiến cho
cơm chín đều, không bị dính vào thành hay đáy nồi. Rất đơn giản, chỉ cần cài đặt
chế độ nấu cơm hoặc hẹn giờ thời gian nấu là nồi có thể tự hoạt động. Thời gian
nấu chỉ từ 30 đến 40 phút, tuỳ theo lượng gạo nhiều hay ít. Tuy nhiên cần lưu ý
rằng, lượng nước cần dùng khi nấu cơm bằng nồi áp suất điện chỉ cần đổ bằng 1/3
so với nồi cơm điện thông thường để đảm bảo cơm không bị quá nhão.
2. Nấu cháo
Dùng nồi
áp suất để nấu cháo, bạn chỉ cần một khoảng thời gian từ 40 đến 50 phút là đã
có một nồi cháo thơm ngon. Tuy nhiên với những món ăn nhiều bọt như cháo thì
chỉ nên sử dụng 2/3 thể tích nồi để tránh thức ăn bị trào bọt ra ngoài
3. Nấu thịt
Chân giò nấu bằng nồi áp suất điện |
Sử dụng
các chức năng nấu thịt của nồi áp suất điện như MEAT, CHICKEN, BEEF (thịt lợn,
thị gà, thịt bò), bạn sẽ không cần phải cho thêm quá nhiều nước vào nồi. Với áp
suất cao lại kín không cho hơi nước thoát ra ngoài, nồi sẽ sử dụng luôn thành
phần nước có trong thịt để làm chín, giúp giữ nguyên các chất dinh dưỡng có
trong thịt. Một số món ăn từ thịt có thể sử dụng nồi áp suất điện để nấu như bò
kho, chân giò, thịt kho tàu,…
4. Hầm xương
Chế độ STEW của nồi áp suất điện giúp bạn hầm xương, làm nước dùng, hầm rau củ quả một cách nhanh chóng. Chỉ cần cho thực phẩm vào nồi, chọn chế độ STEW và hẹn giờ thì chỉ sau 50 phút đến 1 giờ là bạn đã có những món hầm ngon miệng cho bữa cơm sum vầy của gia đình rồi.
5. Ninh đậu hoặc gân
Nồi áp
suất giúp bạn ninh các loại đậu trong thời gian ngắn hơn mà vẫn giữ nguyên được
các chất dinh dưỡng có trong đậu do không cần phải nấu trên lửa lớn trong một
khoảng thời gian dài.
Các loại
gân chẳng hạn như gân bò là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người tuy nhiên nấu
nướng các món này bằng những loại nồi thông thường sẽ rất vất vả. Với chế độ
nấu đậu/gân (BEAN/TENDON) của nồi áp suất, bạn sẽ có những món ăn nấu từ
đậu/gân ngon mềm mà không cần mất quá nhiều thời gian.
6. Làm bánh
Làm bánh bông lan bằng nồi áp suất điện |
Một điều
rất đặc biệt với nồi áp suất điện là bạn có thể sử dụng nó để làm bánh. Một
chiếc nồi áp suất điện có thể thay thế hoàn toàn những chiếc lò nướng bánh cồng
kềnh giúp bạn làm các món bánh bông lan ngon hơn. Nếu bạn làm bánh ngọt bằng
nồi cơm điện, bạn sẽ mất thời gian canh chừng và phải bấm nút nhiều lần vì nồi
không được kín hơi và độ nóng không đủ. Thậm chí, bạn có thể phải sử dụng khăn
để che chắn và lau hơi nước thường xuyên để nước không bị rơi vào bánh. Với nồi
áp suất điện, bạn không cần cực khổ như thế nữa vì nồi đã được tích hợp sẵn
chức năng làm bánh tự động (CAKE). Bên cạnh đó, nồi có nhiệt độ cao khiến cho
bánh nhanh chín và vàng đều khắp vỏ bánh. Vì vậy không cần mất quá nhiều thời
gian cũng như công sức mà bạn đã có ngay những miếng bánh thơm ngon do chính
tay mình làm ra.
7. Hẹn giờ khi nấu
Khi nấu
nướng bằng nồi áp suất điện, bạn nhớ sử dụng chức năng hẹn giờ tắt để không
phải canh thời gian ngắt nguồn điện. Chỉ cần cho thực phẩm vào nồi, cắm điện và
hẹn thời gian nấu nướng. Thức ăn sẽ được tự động nấu theo thời gian mà bạn đã
hẹn. Hết giờ, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm. Chế độ này rất tiện lợi
cho những gia đình có con nhỏ, người bận rộn không có thời gian nấu nướng hoặc
những người có tính hay quên.
Các chế độ nấu nướng đa dạng của nồi áp suất điện giúp các bà nội trợ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị thức ăn cho gia đình. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không sắm ngay một chiếc nồi áp suất cho gia đình mình thôi nào.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét