Dùng thớt nhựa có thực sự sạch không?

Nhìn vẻ bề ngoài, thớt nhựa mang đến cảm giác sạch sẽ, khô ráo, giá thành phải chăng, chiều kiểu dáng đẹp vì thế rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn thớt nhựa để sử dụng. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, sử dụng thớt nhựa chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho người dùng vì các loại vi khuẩn độc hại thường có xu hướng “thích” trú ngụ ở thớt nhựa hơn các loại thớt khác.

Thớt nhựa - Môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển

Đừng nghĩ rằng dùng thớt nhựa đã là sạch
Vi khuẩn Salmonella trú ngụ trên bề mặt thớt nhựa
Một nghiên cứu mới đây của trường đại học Wisconsin cho thấy, nhiều loại vi khuẩn trong đó có cả Salmomella (nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy) không thể sống sót được trên thớt gỗ khi để qua đêm. Tuy nhiên, trên thớt nhựa, các vi khuẩn này lại sinh sôi nảy nở với một tốc độ không thể ngờ đến. Vi khuẩn Salmonella này độc hại như thế nào, chắc hẳn nhiều người đã quá rõ ràng rồi. Ngành thực phẩm và y tế thế giới đã tốn kém quá nhiều tiền bạc, thời gian và công sức về loại vi khuẩn này do có liên quan đến các vụ thu hồi, tiêu huỷ thực phẩm được xác định là nhiễm khuẩn Salmonella. Người bị nhiễm khuẩn Salmonella không chỉ đơn thuần là bị thương hàn và tiêu chảy mà thôi. Đó chỉ là một trong các triệu chứng của bệnh. Vi khuẩn này còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như gây sốt kéo dài, ảnh hưởng đến phổi hoặc tim gây viêm cơ tim, viêm phổi thậm chí là viêm màng não.
Vấn đề với thớt nhựa không chỉ dừng lại ở vi khuẩn Salmonella. Những chiếc thớt đã cũ, bị sứt mẻ hay có những vết do cắt hoặc chặt hằn lên bề mặt là nơi sinh sống lý tưởng của hàng triệu vi khuẩn. Nấm mốc cũng có thể sinh trưởng trên bề mặt thớt tạo thành những vệt đen bẩn và gây bệnh cho người dùng. Vì thế, nếu thớt nhựa đã quá cũ hoặc có vết mẻ, vết xước thì nên thay bằng chiếc thớt mới bạn nhé.

Một vài lưu ý khi dùng thớt

Đừng nghĩ rằng dùng thớt nhựa đã là sạch
Dùng thớt thuỷ tinh để đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình
  • Cả thớt gỗ và thớt nhựa đều có khả năng chứa vi khuẩn gây bệnh. Vì thế hãy thường xuyên rửa sạch thớt bằng nước sôi và xà phòng trước khi dùng để cắt thái thức ăn
  • Lau khô thớt bằng vải sạch sau khi rửa xong. Các tấm thớt vẫn còn ướt nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, không nên dựng các tấm thớt ướt cùng một chỗ
  • Khi thớt bị mẻ, hằn, mòn nên thay thớt mới
  • Nên sử dụng thớt thuỷ tinh cường lực để hạn chế vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt thớt


Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng thớt. Bạn hãy ghi nhớ và áp dụng ngay hôm nay để đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình mình nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét